Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Đánh Chắn trực tuyến trên điện thoại

Bạn là người yêu thích chơi đánh Chắn và bạn đang muốn chơi Chắn trên chính chiếc điện thoại của mình mọi lúc mọi nơi. Vây là bạn đã đến đúng địa điểm rồi đấy, với hệ thống tải game đánh bài miễn phí trên điện thoại của chúng tôi bạn sẽ tải game đánh chắn và cài đặt game về điện thoại hoàn toàn miễn phí. Ngay bây giờ bạn có thể tải game đánh Chắn Online về điện thoại và trải nghiệm những điều thú vị khi chơi bài.
Một bộ bài Chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn, nhất vạn, nhất sách, lão, thang thang). Ngoài 4 cây “chi chi”, 96 cây còn lại đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 là nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Trong đó, phía bên phải là phần số còn bên trái quân bài là phần chữ. Ví dụ như: tam văn, tam vạn, …
Như vậy, tổ hợp của những quân bài này sẽ là 8*3=24 quân, mỗi quân có 4 con giống nhau. Như vậy tổng số quân bài là 24*4=96 quân thường và 4 quân chi chi hợp lại là 100 quân trong bộ bài chắn.

Chan cuoc sac 300x260 Chơi đánh Chắn Online trên điện thoại

Việc nhớ 100 quân bài trong bộ bài Chắn không phải là một việc đơn giản, nó khá rắc rối đòi hỏi phải có thời gian. Để nhận diện các quân bài một cách nhanh chóng, trước hết bạn nên nhận mặt các số từ nhị đến cửu. Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống nhau. Vì thế, cần nắm rõ các số từ nhị đến cửu trước khi nhớ đến phần chữ.
Phần chữ trong bài Chắn bao gồm ba chữ: Văn, Vạn, Sách. Việc nhớ phần chữ này còn khó hơn việc nhớ phần số. Tuy nhiên, để dễ nhớ phần chữ bạn nên học thuộc câu: “Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng” mà các cụ ta đã truyền lại.
Trước khi tìm hiểu cách chơi bài Chắn cần phải điểm qua cách chia bài, chọn nọc, bốc cái
Một bàn chơi thường gồm từ 2 đến 4 người chơi ngồi vòng tròn, mỗi người được chia 19 lá bài. Những lá còn lại đặt giữa chiếu gọi là Nọc.
Cách chia: Sau ván bài kết thúc và chuyển chơi ván tiếp theo, người thắng và người đối diện người thắng sẽ không phải chia bài, 2 người còn lại đều phải chia. Mỗi người chia đều ra 5 phần rồi 2 bên hợp bài lại với nhau, số cây lẻ ra sau khi chia hợp lại bằng 5 tức là chia đủ.
Chia nọc: Trong 5 phần bài đã được chia sẽ rút ra một phần hợp với số bài lẻ làm nọc. Như vậy, nọc sẽ có tất cả là 24 cây. Bốn phần còn lại là của 4 người chơi, mỗi người sẽ có 19 quân.
Chọn cái: Người thắng ván trước bỏ 5 lá thừa vào 1 phần bài bất kỳ để làm nọc. Rồi rút ngẫu nhiên 1 quân trong nọc, lật ngửa vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại – phần này gọi là bài cái, quân lật ngửa gọi là Cái.

Việc bốc cái là để xác định ai được phần bài nào và ai là người đánh đầu tiên trong ván. Từ quân cái, xác định được số (chi là 1, nhị là 2, tam là 3,..), đếm từ người bốc cái là 1, lần lượt theo chiều tay phải, người tiếp theo là 2, tiếp nữa là 3,.. đến số của quân cái là người được phần bài cái và được đánh đầu.
Tìm hiểu cách chơi bài Chắn sẽ giúp người chơi không vi phạm một số luật:
Trái vỉ: khi ăn cạ, phải lấy quân ăn được dưới chiếu bỏ vào lòng, rồi lấy quân ăn trên tay đặt lên trên quân ăn được. Nếu lại làm ngược lại thì là trái vỉ.
1. Ăn treo tranh: Ăn được thành chắn nhưng lại ăn cạ
Vd: Trên tay có cửa vạn, cửu văn, ăn cửu vạn nhưng lại hạ cửu văn xuống chiếu thành cạ [cửu văn, cửu vạn] (đáng nhẽ phải hạ chắn cửu vạn)
2. Chíu được nhưng lại ăn thường
Vd: Có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng nhẽ phải chíu thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống để ăn thường.
3. Ăn chọn cạ: Lấy 1 quân trong cạ sẵn có để ăn cạ.
Vd: Có cạ [cửu vạn, cửu văn], lấy cửu vạn ăn cửu sách.
4. Ăn cạ chuyển chờ: Lấy 1 quân chờ ù để ăn cạ
Vd: Đã có >= 5 chắn, chỉ què cửu vạn, không có ba đầu. Lấy cửu vạn ăn cửu văn
Chú ý: Nếu đang chờ ù ba đầu cửu, lại lấy cửu vạn ăn cửu văn thì là phạm lỗi treo tranh (hoặc nếu cửu văn là quân bốc từ nọc ra thì là phạm lỗi bỏ ù)
5. Có chắn cấu cạ: Lấy 1 quân trong chắn sẵn có để ăn cạ
Vd: Có chắn cửu vạn, không có cửu văn, lấy cửu vạn ăn cửu văn

6. Bỏ chắn ăn chắn: Trước đã bỏ không ăn chắn này, giờ lại đòi ăn
7. Bỏ chắn ăn cạ: Lấy 1 quân – mà trước đó đã bỏ ăn chắn – để ăn cạ
8. Bỏ cạ ăn cạ: Lấy 1 quân – mà trước đó đã bỏ ăn cạ – để ăn cạ.
9. Bỏ chắn đánh chắn: Bỏ không ăn 1 con sau lại đánh đúng con đó
Vd: Trước đã bỏ không ăn cửu vạn, nếu sau đó lại:
Lấy cửu vạn ăn cửu vạn => lỗi 6
Lấy cửu vạn ăn cửu văn => lỗi 7
Lấy cửu văn ăn cửu sách => lỗi 8
Đánh cửu vạn đi => lỗi 9
(Chú ý: Được lấy cửu văn/ sách để ăn chắn – tức được bỏ cạ ăn chắn)
10. Đánh cạ ăn cạ: Đã đánh cả 1 cạ (2 quân) đi thì không được ăn bất kỳ cạ nào nữa
Vd: Nếu đã đánh cạ [cửu vạn, văn], sau lại ăn cạ [tam văn, tam sách] 11. Xé cạ ăn cạ: Đã đánh 1 quân, sau không được dùng quân hàng đó để ăn cạ
Vd: Đã đánh cửu vạn, sau lại lấy cửu văn ăn cửu sách
12. Đánh 1 quân rồi sau lại ăn đúng quân đó
13. Đánh đôi chắn đi
Vd: Đánh cửu vạn, sau lại đánh tiếp 1 quân cửu vạn nữa
14. Ăn 1 con rồi sau lại đánh đúng con đó
15. Ăn cạ rồi lại ăn chắn cùng hàng
Vd: Đã lấy cửu văn ăn cửu vạn, sau lại ăn chắn cửu (bất kỳ cửu gì)
16. Đánh cạ khi đẵ ăn cạ
Vd: Đã đánh cả tam văn, tam sách đi (đánh cạ), sau đó lại lấy cửu vạn ăn cửu sách (ăn cạ)
17. Ăn cạ đánh con cùng hàng
Vd: Đã lấy cửu vạn, ăn cửu văn, sau lại đánh cửu sách đi
Click vào đây để xem thêm thông tin chi tiết về game đánh Chắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét